Người quản lý dự án – anh là ai, trong cuộc sống đời thường?
Hàng tháng các nhân viên công ty thường nhận lương vào cuối tháng và sau đó chi trả những chi phí hàng tháng. Sự khác biệt khác nhau giữa bạn biết quản lý tiền lương thì sẽ lên kế hoạch chi tiêu mọi chi phí rất rõ ràng (budget management plan), thậm chí cả những chi phí bất thường phát sinh cũng có kế hoạch(risk management).
Kiểm soát chi phí tốt (cost management audit) nên dù có những chi phí ngoài dự tính(risk mitigation) thì bạn này sẽ cân nhắc rất kỹ càng về sự cần thiết phải chi tiêu khoản đó hay không nên về cơ bản thì người nhân viên này sẽ ít gặp khó khăn và bạn không biết quản lý tiền lương thì thường không có kế hoạch chi tiêu và sẵn sàng chi tiêu những chi phí phát sinh và không căn nhắc về sự cần thiết nên sẽ khốn đốn. Luôn luôn nhớ rằng khi risk đã thành issue thì chi phí giải quyết vấn đề (issue) luôn gấp 5-6 lần chi phí giải quyết rủi ro (risk).
Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 nhân viên này là gì?
Dự án cũng như vậy, bảng chi tiêu chí phí chi tiết chính là quản lý bugdet của dự án, và chi tiêu trong tháng chính là chi tiêu dự án của nhân viên đó trong 1 tháng. Những việc đó chính là quản lý bugdet của dự án.
Ai lên bản chi tiêu chi tiết thì người đó đã có một bước thành công trong việc lên kế hoạch chi tiêu cho dự án (Budget management).
Quản lý dự án là gì?
Trong tháng đó tôi muốn mua abc và với kế hoạch chi tiêu như thế tôi sẽ mua được . Làm sao tôi có thể đưa dự án thành công với ngân sách và kế hoạch chi tiêu như thế này.→ Trách nhiệm của người quản lý (Responsibility of Project manager)
Ví dụ đơn giản là team được thưởng một số tiền 2M nhưng nếu là người leader có kỹ năng PM tốt sẽ dẫn team đi ăn nhậu bét nhè thống nhất với member chỉ chi trong ngân sách 2M. Theo yêu cầu của anh em muốn nhậu hoành tráng hơn thì vượt ngân sách thì lúc đó chính là thay đổi yêu cầu, người quản lý dự án phải báo trước anh em phải bỏ thêm vào, và phần bỏ thêm vào chính là chi phí phải trả cho change request 😀 (giống như anh em PM trong OneTech làm bên Việt Nam báo bộ phận kinh doanh bên Nhật Bản kịp thời thì bên Nhật sẽ deal với khách hàng là có change là charge khách hàng ngay lập tức). Không báo trước thì nghĩa là PM không có khả năng dự đoán sự việc mà thiếu tiền trả thì chắc PM vô rửa chén cho quán trừ nợ 🙂 . Vụ này cost > budget thì anh em cố gắng nhưng không ra lợi nhuận thì tăng lương hơi khó, lúc đó PM sẽ làm gì ?
Đừng trở thành người quản trị dự án mà anh em cố gắng mà không ra kết quả bằng cách thay đổi thói quen học tập nâng cao năng lực chính mình. Đơn giản nếu bạn làm quản trị dự án thì bạn đã hiểu cost và budget là gì chưa ? nếu chưa thì bạn không nên làm quản lý dự án nữa. Tự ái ghê ? Xa xỉ quá khi bạn chỉ biết chỉ nghĩ cho chính mình mà không nghĩ cho anh em tin bạn mà làm dự án cùng bạn cống hiến hết mình vì bạn.
Người quản lý dự án phải luôn luôn là người dẫn dắt member đi đến thành công của dự án còn không đủ năng lực thì cố mà học nâng cao lên rồi hãy bắt đầu làm quản lý dự án. (Learning, reading, reflection, and experimentation).
Bạn muốn trở thành quản lý dự án chuyên nghiệp?
Tham gia vào công ty chúng tôi (https://onetech.jp ) để trở trành những nhà quản trị ưu tú đẳng cấp quốc tế bằng cách thay đổi thói quen sống và cách nhìn nhận vấn đề được hướng dẫn từ những người lãnh đạo kinh nghiệm lâu năm trong quản lý dự án.
Làm sao tôi trở thành nhà quản trị chuyên nghiệp?
Làm sao tôi quản lý dự án lúc nào cũng rất nhẹ nhàng thoải mái? Tất cả sẽ được giải thích theo từng kỳ… Giống bài hát làm sao tôi phải làm sao 😀
One Response