Chỉ cần ngồi tại nhà bạn cũng có thể trải nghiệm tất cả mọi thứ nhờ có việc “tích hợp tiện ích” trong các Siêu ứng dụng. Cùng bài viết hôm nay Siêu ứng dụng là gì? Tiềm năng phát triển Siêu ứng dụng tại Việt Nam nghiên cứu rõ hơn về chúng cũng như nắm bắt những tiềm năng phát triển của Siêu ứng dụng. Đây sẽ là xu hướng tương lai hướng cuộc sống tương lai của chúng ta đến những điều tích cực hơn.
Siêu ứng dụng là gì?
Online và “không tiền mặt” đang dần trở thành xu hướng mới của cuộc sống 4.0. Chắc hẳn chúng ta không còn quá xa lạ với thuật ngữ Super App hay còn gọi là Siêu ứng dụng. Chính những Siêu ứng dụng này đã tạo nên môi trường online và không tiền mặt đó. Vậy Siêu ứng dụng là gì?
Siêu ứng dụng được ví von là “món đặc sản” của kỷ nguyên 4.0. Đúng vậy, đây là món đặc sản mà một khi đã “ăn” sẽ khó bỏ. Bởi việc sử dụng Super App làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi, hiện đại và điều quan trọng là quen thuộc.
Thuật ngữ Siêu ứng dụng được dùng để nói đến những nền tảng tập hợp tất cả trong một (all in one app). Những Super App được nhà phát triển tích hợp rất nhiều các công nghệ khác nhau, từ việc liên kết tài khoản tín dụng để thanh toán điện tử đến việc nhắn tin trao đổi, tìm kiếm, đặt xe, chơi mini game thậm chí là đi chợ giúp bạn. Hay việc tra cứu những thông tin hành chính cũng được các Siêu ứng dụng hỗ trợ một cách hiệu quả nhất.
Trong cũng một thời điểm, bạn có thể trải nghiệm đa chiều “tích hợp tiện ích” trên cùng một nền tảng ứng dụng và chỉ với một tài khoản thanh toán đã liên kết trước đó hoặc thậm chí là nhiều hơn.
Các nhóm siêu ứng dụng chính
Hiện nay dễ dàng nhận thấy các siêu ứng dụng đang được phát triển theo hai hướng tạo thành hai nhóm chính.
Xây dựng trước, tích hợp sau
Với nhóm siêu ứng dụng này, nhà phát triển sẽ tiến hành xây dựng hệ sinh thái trước. Sau khi đã có một hệ sinh thái đủ lớn và mạnh sẽ tiến hành tích hợp với nền tảng thanh toán của mình. Cách phát triển như vậy sẽ đem lại một điểm mạnh cho nhóm này là họ có lượng người dùng thường xuyên rất lớn, dễ dàng tích hợp tiện ích, liên kết các dịch vụ trong cùng một hệ sinh thái. Chính vì thế bạn dễ dàng nhận ra đặc điểm của nhóm siêu ứng dụng này là nó đang không ngừng mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị phần.
Phát triển theo hướng này chúng ta có hai siêu ứng dụng điển hình là Grab và VinID.
Bắt đầu từ ứng dụng thanh toán
Với nhóm siêu ứng dụng thứ 2, nhà phát triển sử dụng nền tảng ứng dụng thanh toán đã có ngay từ đầu. Song song với đó là khai thác những khách hàng từ data đã có từ dịch vụ thanh toán đã có trước đó. Tiếp theo mở rộng quy mô tìm kiếm và lấn sân dịch vụ. Khác với nhóm “Xây dựng trước, tích hợp sau”, điểm yếu của việc phát triển theo hướng này là học không có một hệ sinh thái hoàn thiện và đồng đều.
Cùng với đó phải không ngừng tìm kiếm đối tác, chấp nhận và có biện pháp trước nguy cơ nền tảng thanh toán của mình có thể bị thay đổi, sáp nhập hoặc mở rộng quy mô để phục vụ khách hàng. Nói vậy không có nghĩa là phát triển theo hướng này là “không tốt”. Bạn hãy nhìn vào Momo hay VNPay, hai siêu ứng dụng này đều đi theo con đường Bắt đầu từ ứng dụng thanh toán và đã rất thành công.
Dù là phát triển theo hướng nào nhưng mục đích cuối cùng vẫn là hướng đến việc “tích hợp tiện ích”, tối đa nhất có thể trải nghiệm người dùng.
Một số ứng dụng cổng thanh toán nổi bật hiện nay tại Việt Nam có thể kể tới: ZaloPay, VNPAY, MegaPay, Samsung Pay, (AirPay) ShopeePay, Ngân lượng, Payoo, Bảo Kim, OnePay…
Các Siêu ứng dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay
Sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của Siêu ứng dụng cho thấy sức lan tỏa rộng rãi của nó. Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đều có thể bắt gặp các Super App. Các siêu ứng dụng các bạn có thể thấy đã khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay như: Grab, Go-jek, Now, Zalo, Traveloka, Lozi, Foody..
Sau đây mình sẽ giới thiệu 3 siêu ứng dụng phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam.
1. Zalo
Zalo với sự hậu thuẫn của kỳ lân công nghệ VNG bằng sự am hiểu thị trường và hơn 100 triệu người dùng lần đầu tiên vào năm 2018 Zalo công bố đổi hướng vào phát triển siêu ứng dụng Zalo. Zalo với hơn 100 triệu người dùng sẽ nâng cấp, tích hợp thêm dịch vụ gọi taxi (Zalo Taxi), gọi đồ ăn (Zalo Food), du lịch (Zalo Travel), tài chính (Zalo Bank) và các dịch vụ liên quan đến chính phủ điện tử (eGovernment).
Ra đời năm 2016, Zalo Shop chưa đủ sức cạnh tranh với những cái tên bản địa khác như Tiki, Sendo và những “ông lớn” tại Đông Nam Á như Shopee, Lazada.
Sang năm 2018, Zalo công bố ZaloFood (nền tảng giao hàng) và ZaloTaxi (gọi xe). Dẫu vậy, đây là thời điểm mà những ứng dụng ngoại đã đến và hai nền tảng bắt đầu chìm dần vào quên lãng.
Giữa năm nay, đến lượt Zalo Bank bị cơ quan chức năng “tuýt còi” vì không có giấy phép cung cấp các khoản vay cho người dùng. Sau đó Zalo Bank đổi tên thành Fiza (Financial Zalo), giúp gợi ý người có nhu cầu vay tới một bên thứ ba cung cấp khoản vay.
Hiện tại trong hệ sinh thái của Zalo, ZaloPay đang chịu điều hành độc lập bởi Zion, công ty con của VNG. Theo báo cáo tài chính mới nhất, VNG đã đầu tư 715 tỉ đồng vào Zion.
Từ góc độ người dùng, báo cáo của Qandme cho thấy Zalo là một nền tảng mang tính chất xã hội cao: 61% người dùng Zalo để gọi điện, 58% người từng dùng để nhắn tin thoại và 40% người dùng đê cập nhật tin tức.
Tuy nhiên siêu ứng dụng này sau hơn 2 năm vẫn chưa hiện thực hóa được tham vọng to lớn của mình. Điểm khiến siêu ứng dụng này không thực sự chiếm lĩnh thị trường là chưa tích hợp được nền tảng thanh toán Zalo Pay với Zalo, chưa có nhiều sản phẩm hữu dụng tận dụng được một lượng lớn khách hàng…
2. Grab
Xuất phát điểm là một ứng dụng gọi xe, sau quá trình tích hợp tiện ích, giờ đây Grab đem đến toàn bộ cuộc sống cho bạn chỉ với những thao tác trên điện thoại. Từ việc di chuyển hàng ngày đến các dịch vụ vận tải lớn hơn, giao nhận vận chuyển hàng hóa, mua sắm online. Thậm chí việc đi du lịch cũng trở nên vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần ngồi tại nhà, Grab sẽ lo mọi chuyện mua vé, đặt phòng đến tham quan. Sau khi có một hệ sinh thái đủ mạnh, Grab sáp nhập với Uber và mua lại trung gian thanh toán Moca. Từ đây ta thấy được sự phát triển vượt bậc của Siêu ứng dụng Grab, Grab xứng đáng là siêu ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.
3. Momo
Bên cạnh Grab, Momo là ứng dụng xuất hiện tiếp theo trong danh sách các Siêu ứng dụng phổ biến tại Việt Nam. Nhắc đến Momo ta sẽ nghĩ ngay đến đặc trưng của nó là “ví điện tử’. Với số lượng người dùng lên đến con số 20 triệu người Momo có đủ tài nguyên và điều kiện để lấn sân sang những lĩnh vực khác, mở rộng thị trường. Và bạn thấy đấy, hiện tại Momo có mặt ở khắp mọi nơi. Tài chính tiêu dùng, thanh toán các loại hóa đơn (điện, nước, cước điện thoại…), thanh toán các dịch vụ công như y tế, giáo dục, liên kết thanh toán với các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shoppe…, mua bảo hiểm, mua sắm bán lẻ, ăn uống vui chơi giải trí, đặt vé du lịch…. Không có vấn đề nào làm khó được Momo. Có thể nói Momo là siêu ứng dụng phổ biến và đa dạng hình thức thanh toán nhất hiện nay.
Grab và Momo chỉ là hai trong số các Siêu ứng dụng phổ biến tại Việt Nam, bên cạnh đó còn có rất nhiều cái tên khác hỗ trợ, thay đổi tích cực cuộc sống của chúng ta như VinID, VNPay, Bee, Payoo…
Siêu ứng dụng Momo
Ở nội dung tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về tiềm năng phát triển Siêu ứng dụng tại Việt Nam để thấy tại sao nó lại “Hot” đến vậy.
Tiềm năng phát triển Siêu ứng dụng tại Việt Nam
Tuy không phải là quá lâu nhưng sự xuất hiện và phát triển của các Siêu công nghệ đã dần trở nên quen thuộc và chiếm lĩnh cuộc sống của chúng ta. Tiềm năng phát triển Siêu ứng dụng tại Việt Nam là rất lớn. Hãy nhìn vào những gì mà Super App đã, đang và sẽ tác động lên cuộc sống của chúng ta hiện nay. Từ thói quen “off” sang “on”, Siêu ứng dụng đã thay đổi thói quen người dùng, bạn không cần phải ra tận cửa hàng, chỉ cần ngồi tại nhà và thao tác shipper sẽ mang thứ bạn cần đến. Như đã nói ở trên, Siêu ứng dụng đang thúc đẩy một nền kinh tế không tiền mặt khi các loại hóa đơn đều có thể thanh toán online. Và tác động cuối cùng dễ nhận thấy là nó giúp thu hẹp khoảng cách trong giai đoạn Internet lên ngôi.
Từ 3 tác động trên, có thể nhìn thấy tiềm năng phát triển Siêu ứng dụng vô cùng rộng mở. Sẽ không có lý do gì để bạn từ chối những điều làm cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp, tiện nghi và hiện đại hơn đúng không nào?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các Siêu ứng dụng và ngày càng đa dạng lĩnh vực dẫn đến sự cạnh tranh không ngừng. Càng cạnh tranh tiềm năng phát triển Siêu ứng dụng tại Việt Nam càng lớn. Các nhà phát triển cũng liên tục nỗ lực cải thiện ứng dụng của mình, đây là cơ hội việc làm rất lớn cho những ai yêu thích IT nói chung và lĩnh vực kỹ sư phần mềm mói riêng.
Dù đứng trên góc nhìn của người sử dụng, nhà phát triển hay ứng viên tìm việc thì rõ ràng Siêu ứng dụng là một lĩnh vực phát triển vô cùng tiềm năng.
Tạm Kết
Hy vọng với những chia sẻ trong Siêu ứng dụng là gì? Tiềm năng phát triển Siêu ứng dụng tại Việt Nam các bạn đã có thêm kiến thức về Siêu ứng dụng. Việc nắm bắt được tiềm năng phát triển Siêu ứng dụng cũng rất quan trọng. Nhờ đó bạn có thể biết, lựa chọn và sử dụng những siêu ứng dụng phù hợp với bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống.