Hologram là gì?
Hologram có thể gọi là hình ảnh nổi 3 chiều, đây là một sản phẩm của kỹ thuật trình chiếu 3D có tên tiếng Anh là Holography. Từ Holography có xuất xứ nguồn gốc trong tiếng Hy lạp trong đó bao gồm 2 từ “holos” có nghĩa là toàn bộ hay toàn cục, “graph” có nghĩa là đồ họa.
Giải thích thêm: Hologram có thể là một bức ảnh phẳng mà nhờ sự bố trí các chi tiết sao cho chúng phản xạ ánh sáng một cách thích hợp mà nội dung là hình ảnh trong nó nổi lên như một ảnh có chiều sâu (ảnh 3 chiều). Ta thường bắt gặp các ảnh này được bày bán ở các nhà sách như các ảnh nổi 3D, thước 3D tem chống hàng giả… trường hợp này thường được gọi là holographic nghĩa là ảnh 2D giả hiệu ứng 3D.
Theo nghĩa rộng: Hologram là hình ảnh trình chiếu trong không gian mà ta có thể quan sát được vật thể dưới nhiều góc độ khác nhau như thể là có đang ở vật thể ấy ở đó mặc dù ta không thể sờ được. Trong một vài trường hợp người ta dịch gọn hologram là toàn ảnh.
Holography là gì?
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem holography là gì. Hiểu một cách đơn giản, holography là một kỹ thuật cho phép ánh sáng tán xạ từ một vật thể được ghi lại và sau đó tái tạo lại hình ảnh 3 chiều của nó (thường là trong một chùm tia laser). Hình ảnh này sẽ lơ lửng trong không khí (hoặc môi trường đồng nhất khác như nước, thủy tinh), người xem có thể di chuyển để nhìn thấy nó từ bất kỳ góc độ nào mà không cần sử dụng các loại kính đeo chuyên dụng hỗ trợ.
Công nghệ holography này do nhà vật lý người Anh gốc Hungary Dennis Gabor phát minh vào năm 1947 và được nghiên cứu phát triển bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Như vậy Kỹ thuật tạo ảnh hologram này để trình chiếu gọi là holography. Dịch đơn giản ngắn gọn là kỹ thuật toàn ảnh hay kỹ thuật trình chiếu ảnh 3 chiều.
Tiến sỹ Dennis Gabor đã phát minh ra kỹ thuật Holography năm 1947 tại Anh. Phát minh này đã gây ra những ảnh hưởng sâu rộng đến rất nhiều mặt của cuộc sống xã hội. Năm 1971, nhà vật lý người Anh này lãnh giải Nobel Vật Lý do “phát minh và phát triển phương pháp toàn ảnh” Công trình của ông bắt đầu từ những năm cuối của thập niên 1940 trong việc tạo ra kính hiển vi điện tử để nghiên cứu về cấu trúc vi mô của tinh thể. Đến những năm 1960, với sự phát triển của tia laze, các kết quả nghiên cứu của ông Gabor được áp dụng vào kỹ thuật trình chiếu vật thể 3 chiều”
Holography đã được nghiên cứu và ứng dụng vào một số lĩnh vực như trình diễn thời trang, thuyết trình hay quảng cáo từ nhiều năm nay. Hình ảnh từ máy tính khi phát qua máy chiếu sẽ hướng thẳng về phía khán giả, đi qua máy tạo nền sẽ hiển thị trước mắt người xem sẽ giống như những hình ảnh 3D giữa không trung. Đến nay, holography đã được nghiên cứu để ứng dụng vào màn hình smartphone, giúp tạo ra một thiết bị di động có khả năng tái tạo hình ảnh 3D.
One Response