8 yếu tố cần cân nhắc khi kinh doanh

Kinh doanh là chủ đề muôn thuở trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp mở ra rất nhiều, và đóng cửa cũng không ít. Bạn muốn kinh doanh, nhưng lại không có kế hoạch chiến lược và tầm nhìn đúng đắn thì việc vấp phải thất bại là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, trước khi bắt tay vào kinh doanh, cần thiết phải phân tích kỹ các yếu tố sống còn.

 

 

 1. Lĩnh vực kinh doanh:

Khi kinh doanh, trước hết cần xác định rõ lĩnh vực mình sẽ đầu tư. Lời khuyên là chúng ta nên kinh doanh những lĩnh vực tiềm năng và có khả năng phát triển lâu dài, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đừng kinh doanh những lĩnh vực chỉ là trào lưu trong giai đoạn ngắn, kém bền vững. Bạn có thể kiếm lời ngắn hạn với nó, nhưng lâu dài thì rất khó, không nên đầu tư quá nhiều tiền cho những lĩnh vực kinh doanh ngắn hạn. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh ngắn hạn, nhất định không được đi sau xu thế, bạn bỏ ra đầu tư rất nhiều cho chúng, khi đã sẵn sàng, đó đã là đoạn cuối của xu thế, lúc đó kết quả thu lại chỉ có thể là con số âm.

Bên cạnh đó, lĩnh vực bạn chuẩn bị kinh doanh nên là lĩnh vực mà bạn có được sự hiểu biết nhất định về nó. Kinh doanh không thể thành công nếu đó chỉ là yêu thích mà không có sự đầu tư về mặt kiến thức. Chính vì vậy, kinh doanh không chỉ là con tim, mà còn là bộ não.

 

2. Sản phẩm – dịch vụ:

Sản phẩm và dịch vụ mà bạn tạo ra cần thiết phải đáp ứng trực tiếp nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, chất lượng là vấn đề cốt lõi của kinh doanh, nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn kém chất lượng thì khó mà cứu vãn được lượng khách hàng trở lại. Hơn nữa, sản phẩm và dịch vụ của bạn cần tạo ra được những giá trị độc đáo và đặc trưng, nổi bật hơn so với các sản phẩm và dịch vụ cùng loại. Có như thế thì khi đến tay khách hàng, họ mới nhớ đến và có sự chú ý đối với sản phẩm dịch vụ của chúng ta.

Một vấn đề quan trọng mà hầu hết các nhà kinh doanh vô tình bỏ qua đó chính là hậu mãi. Hậu mãi có vẻ như chỉ là bước cuối cùng sau khi đã cung cấp xong sản phẩm, dịch vụ, nhưng thật ra nó lại là một công cụ hết sức quan trọng để níu chân khách hàng. Hầu hết khách hàng quay trở lại với doanh nghiệp chính là vì doanh nghiệp đó có dịch vụ hậu mãi tốt. Đó có thể là hình thức giảm giá cho lần trở lại tiếp theo, hình thức bảo hành, tặng voucher, nhớ tên khách hàng, hỏi han chăm sóc khách hàng…

Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm và dịch vụ cũng là điều nên cân nhắc. Tùy tường trường hợp mà chúng ta lên đơn giá phù hợp. Với sản phẩm chất lượng cao, nguyên liệu hoàn hảo, phân khúc khách hàng thuộc giới thượng lưu thì giá cả đắt đỏ lại là một giá trị thương hiệu cần thiết. Tuy nhiên, nó không đúng trong mọi trường hợp. Điều cần nhớ khi lên đơn giá cho sản phẩm dịch vụ của bạn chính là sự phù hợp. Giá cả cần tương xứng với chất lượng. Bên cạnh đó, thật sai lầm nếu bạn cho rằng một sản phẩm với đơn giá cao thì sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi nhuận. Đôi khi, nhà kinh doanh lấy lợi nhuận khủng từ việc lấy lợi nhuận ít với số lượng nhiều.

3. Khách hàng:

Mấu chốt của kinh doanh là yếu tố khách hàng. Trước tiên, người kinh doanh cần xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai, ứng với đối tượng khách hàng đó thì nhu cầu chủ yếu của thị trường nằm ở phân khúc nào. Đặc biệt nên chú ý đến các nhu cầu mà ở thị trường hiện tại vẫn chưa đáp ứng được.

Khách hàng là những vị thượng đế khó tính, biết được họ là ai, quan điểm của họ là gì, nhu cầu của họ ra sao, chúng ta sẽ biết được chúng ta cần cho họ những gì. Điều cơ bản của việc làm hài lòng khách hàng chính là hiểu lòng khách hàng. Vì vậy, xác định đối tượng và nhu cầu của khách hàng là điều cực kỳ quan trọng. Chúng ta không thể có lợi nhuận nếu bán café phong cách Châu Âu trong hẻm nhà ở của công nhân, và café cóc trong khu biệt thự.

5. Thời điểm:

Mỗi thị trường đều có một vòng đời nhất định, và cơ hội cũng không kéo dài. Ở giai đoạn đầu của một thị trường mới, bạn sẽ rất dễ dàng nhập cuộc. Tuy nhiên, nhập cuộc quá sớm cũng là một rủi ro, vì lúc đó tiềm năng của thị trường chưa được xác định. Nếu đánh giá với cái nhìn thiển cận, vội vã rồi tập trung đầu tư quá nhiều cho thị trường đó, bạn sẽ thất bại, hoặc khó có lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động.

Các công ty mới khởi nghiệp nên đi theo chiến lược “người nối gót nhanh chóng”. Đó là khi bạn nhìn thấy một ý tưởng tốt đã được thực thi, có kết quả cao và từ đó nhanh chóng thực hiện theo. Đó là thời điểm đủ sớm để gia nhập cuộc chơi khi nhu cầu của khách hàng vẫn chưa được đáp ứng.

6. Cạnh tranh

Thị trường đã bị bão hòa và tình trạng cạnh tranh khốc liệt của những doanh nghiệp lớn với tuổi đời cao khiến cho việc kinh doanh trở nên bất lợi với những doanh nghiệp mới gia nhập. Đây là một tình trạng phổ biến ở nửa sau vòng đời của thị trường. Đó cũng là lý do tại sao bạn nên tập trung vào các thị trường ở giai đoạn đầu, giai đoạn còn tiềm năng và đủ chỗ trống để bạn vươn rộng cánh tay ra hốt lợi nhuận. Khi đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển chiến lược đặc trưng hóa cho doanh nghiệp của mình.

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, khảo sát và thăm dò những đối thủ cạnh tranh cũng là một điều hết sức cần thiết. Tốt nhất, bạn nên sử dụng thử sản phẩm và dịch vụ của họ. Tại sao họ thu hút được khách hàng? Sản phẩm của họ có gì tốt? Họ còn thiếu sót những gì? Trên thương trường, chúng ta thắng khi chúng ta đem lại cho khách hàng những cái họ cần mà đối thủ lại không có. Hơn thế nữa, tiếp thu và tích hợp được nhiều điểm tốt của nhiều đối thủ cạnh tranh là một ý tưởng thông minh.

7. Tài chính

Vấn đề tài chính là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp. Kinh doanh để thu lợi nhuận, vậy rót ra bao nhiêu tiền, thu lại bao nhiêu tiền là đủ và đúng? Nếu có tiềm lực tài chính tốt, bạn có thể tìm đến những thị trường với quy mô lớn, phân khúc khách hàng cao. Tuy nhiên, nếu đang khởi nghiệp một mình, với số vốn hạn chế, bạn cần một thị trường ngách, chúng sẽ dễ mang lại cho bạn thành công hơn và bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều về việc bị loại khỏi thị trường bởi những đối thủ có tài chính mạnh.

Bạn cần bao nhiêu vốn đầu tư ban đầu? Bạn có lường trước được thời gian chênh lệch giữa khoản phải bỏ ra và có thể thu lại? Bạn đã cân đong đo đếm và so sánh với lợi nhuận tiềm năng dự kiến thu được? Kinh doanh kị nhất chính là “đứt gánh giữa đường”, cần có kế hoạch ngân sách dự trù, khoản chịu lỗ để chờ lấy lại vốn và có lợi nhuận, tránh những nguy cơ thiếu hụt tài chính khi đang đầu tư. Xác định được điểm hòa vốn, thời gian có thể bắt đầu thu lại lợi nhuận, chi phí cần thiết để đầu tư 1more dual-driver headphones thêm… càng cẩn trọng về vấn đề tài chính, bạn càng giảm thiểu được nguy cơ rủi ro. Tốt nhất, trước khi kinh doanh, nên tìm hiểu về tài chính – kế toán.

8. Nhân sự

Nhân sự là cốt lõi của thành công. Muốn đánh trận thắng, không chỉ có chiến lược tốt mà còn đòi hỏi phải có tướng giỏi, lực lượng chiến binh trung thành. Hãy xây dựng cho mình một đội ngũ nhân sự chất lượng, tay nghề cao, đồng hành cùng với bạn chinh phục những mục tiêu lớn.

Quản trị nhân sự tuy không phải bề nổi buộc bạn phải giải quyết ngay, tuy nhiên, nó lại là một trong những yếu tố quyết định thành bại của kinh doanh. Nếu đội ngũ nhân sự của bạn thay đổi liên tục, chuyên môn thấp, chắc chắn sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm dịch vụ kém, cùng với tình trạng rối ren trong vấn đề quản lý. Nhân sự là trái tim của doanh nghiệp.


Thomas Hardy có câu: “Good business leaders create a vision, articulate the vision, passionately own the vision, and relentlessly drive it to completion”.
(Những nhà lãnh đạo kinh doanh tốt tạo ra tầm nhìn, xác định rõ tầm nhìn, mạnh mẽ nắm lấy tầm nhìn và không ngừng thúc đẩy nó tới khi hoàn thiện).
Kinh doanh không giống như việc sáng tạo nghệ thuật, bạn không thể dùng cảm hứng để thực hiện chúng. Nếu bạn muốn kinh doanh, trước hết cần học hỏi và chuẩn bị thật kỹ lưỡng, khi đã sẵn sàng, hãy bắt đầu chạy bánh răng đầu tiên cho sự nghiệp của mình…

 

“Không sợ không có tiền nếu chịu khó quan tâm đến nhu cầu của người khác”

Bình luận

Tư vấn - Báo giá
Mở rộng quy mô doanh nghiệp của bạn với ONETECH!
Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm chất lượng cao với chi phí hợp lý nhất. Các kỹ sư của chúng tôi sẽ giúp bạn phát triển một giải pháp phù hợp để vượt lên đối thủ cạnh tranh của mình.
Mọi thông tin tư vấn và báo giá đều miễn phí.

    「Chính sách bảo mật」Nếu bạn đồng ý với những điều trên, vui lòng nhấp vào nút "Gửi"
    Một email trả lời tự động sẽ được gửi đến địa chỉ email bạn đã nhập, vì vậy hãy kiểm tra điều đó.
    Tư vấn - Báo giá
    Mở rộng quy mô doanh nghiệp của bạn với ONETECH!
    Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm chất lượng cao với chi phí hợp lý nhất. Các kỹ sư của chúng tôi sẽ giúp bạn phát triển một giải pháp phù hợp để vượt lên đối thủ cạnh tranh của mình.
    Mọi thông tin tư vấn và báo giá đều miễn phí.

      「Chính sách bảo mật」Nếu bạn đồng ý với những điều trên, vui lòng nhấp vào nút "Gửi"
      Một email trả lời tự động sẽ được gửi đến địa chỉ email bạn đã nhập, vì vậy hãy kiểm tra điều đó.
      liên hệ