Thoạt tiên, bạn sẽ cảm thấy so sánh Laravel và WordPress là một so sánh khập khiễng. Bởi 1 bên là PHP Framework, còn bên còn lại là CMS. Đồng thời bản thân chúng cũng được xây dựng nhằm vào các mục đích khác nhau.
Tuy nhiên, đứng về phía người sử dụng thì bản chất của WordPress và Laravel cũng là để xây dựng lên các website và ứng dụng web bằng PHP. Vậy để lựa chọn đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt được hiệu quả tối đa, hãy cùng GrowUpWork phân tích. Chúng tôi sẽ đưa ra so sánh Laravel và WordPress, những mặt giống và khác nhau. Từ đó có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn tối ưu nhất!
Bài viết liên quan:
Điểm giống nhau của Laravel và WordPress
Để so sánh Laravel vs WordPress, việc đầu tiên ta cần biết là những điểm giống nhau giữa chúng.
Cả WordPress và Laravel đều có thể giúp bạn xây dựng website có chức năng cao, trải nghiệm người dùng tốt và dễ dàng trong việc quản lý.
Bên cạnh đó, cả WordPress và Laravel còn có những điểm giống nhau phải kể đến như:
- Các công nghệ web mã nguồn được mở miễn phí.
- Xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ lập trình PHP.
- Có khả năng ứng dụng linh hoạt, nhanh chóng, hữu ích.
- Cùng có cấu trúc lập trình hướng đối tượng OOP.
- Được bao cộng đồng trực tuyến hỗ trợ tốt.
Ở tiêu chí so sánh Laravel và WordPress này, cả 2 đều có thể tùy chỉnh mọi thứ. WordPress chạy trên cấu trúc dựa trên chủ đề (theme) với kiến trúc plugin có hơn 57000 plugin WP. Trong khi đó, Laravel có các tính năng và gói tùy chỉnh như các thư viện PHP có khả năng tái sử dụng.
Điểm khác nhau của Laravel và WordPress
Theo thống kê, có hơn 38% các trang web chạy trên WordPress xét trên toàn thế giới. Hiện nay, WordPress được coi là giải pháp phổ biến nhất để phát triển 1 website. Tuy nhiên, Laravel, một Framework mới nổi gần đây cũng đang có những phát triển nhất định và được cộng đồng PHP đánh giá rất cao. Số lượng các web được xây dựng với Laravel framework cũng ngày càng tăng.
Thực tế cho thấy, WordPress là một hệ thống quản trị nội dung (CMS) dựa trên PHP còn Laravel chỉ là một framework PHP. Sự khác biệt chính giữa 2 giải pháp này được thể hiện ở những mặt sau:
- WordPress chỉ yêu cầu ít kinh nghiệm hơn so với Laravel.
- Đường cong học tập (Learning Curve) cho thấy WordPress đơn giản hơn nhiều so với áp dụng giải pháp Laravel.
- Quá trình viết truy vấn cơ sở dữ liệu và di chuyển cơ sở dữ liệu thực hiện bằng giải pháp Laravel sẽ dễ hơn so với áp dụng WordPress.
- WordPress phụ thuộc vào các plugin cho hầu hết các chức năng. Trong khi đó, Laravel có sẵn các tính năng tích hợp để xác thực, ủy quyền, đảo ngược quyền kiểm soát,…
- Tốc độ tải trang của các web sử dụng giải pháp WordPress có thể bị chậm bởi phải thông qua quá nhiều plugin. Trong khi các trang sử dụng giải pháp Laravel có thể tải nhanh hơn do các tác vụ tự động dễ dàng quản lý.
- WordPress có rủi ro cao hơn do tính năng bảo mật phụ thuộc vào việc cập nhật và bảo trì bên thứ 3 tức là các plugin và theme. Trong khi đó, tính an toàn và ổn định của các nền tảng sử dụng Laravel có lợi thế nhiều về tính xác thực, bảo vệ chống lại kịch bản trang chéo (XSS), giảm giả mạo yêu cầu trên nhiều trang web (CSRF),…
- WordPress đã chứng minh được hiệu quả của mình vượt trội hơn bằng việc cập nhật nội dung thường xuyên trên một trang web. Mặt khác, Laravel lại là một giải pháp tốt hơn để thiết kế website tùy chỉnh, xử lý các hệ thống quản lý dữ liệu với quy mô lớn.
- WordPress hướng tới đối tượng người dùng không chuyên (không cần biết về lập trình) trong khi Laravel yêu cầu phải biết về ngôn ngữ PHP.
- WordPress rất thuận tiện và phải nói là lựa chọn số 1 để phát triển các trang web cung cấp nội dung như tin tức, blog, tạp chí… Trong khi Laravel thì cung cấp nền tảng tổng quát hơn và đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển các ứng dụng web và tiện ích online gọn nhẹ.
Khi nào nên sử dụng WordPress và Laravel
Từ việc so sánh Laravel và WordPress trên, chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra những gợi ý khi nào sử dụng WordPress? Khi nào nên sử dụng Laravel? Nên sử dụng framework nào để phát triển 1 website?
WordPress
Với các trang web sử dụng giải pháp WordPress thường phát triển dựa trên các chủ đề. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn không thể tạo chủ đề riêng cho mình từ đầu hoặc tùy chỉnh một chủ đề hiện có theo nhu cầu.
Để phát triển trang web WordPress bắt đầu từ con số 0, bạn có thể xem qua WordPress Codex. Đây là nguồn tài liệu WP được đánh giá vô cùng quan trọng.
Để sử dụng CMS WordPress, bạn hãy xem xét những điều sau:
- Một SEO phù hợp với trang web kinh doanh.
- Các doanh mục đầu tư trực tuyến được tích hợp với các mạng xã hội hiện hành.
- Trang web giới thiệu mục đích chuyên nghiệp hoặc cá nhân.
- Blog, cổng tin tức hoặc nền tảng có nhiều nội dung văn bản.
- Những trang web đơn giản hoặc trang web thương mại điện tử cỡ nhỏ.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý nếu xây dựng trang web thương mại điện tử trên WordPress, cách tốt nhất cho bạn là sử dụng WooCommerce. Đây là một nền tảng WP có thể tùy chỉnh được thiết kế đặc biệt cho các phương pháp thương mại điện tử này.
WordPress cũng là lựa chọn số 1 để phát triển các trang web cung cấp nội dung như tin tức, blog, tạp chí… đồng thời cung cấp các tính năng tự động giúp xây dựng website cực kỳ dễ dàng và nhanh chóng chỉ trong vòng vài phút.
Laravel
Từ những dữ liệu so sánh Laravel và WordPress trên, nếu bạn đang xử lý các yêu cầu phức tạp hơn và muốn tùy chỉnh được hỗ trợ với nhiều tài liệu, hãy lựa chọn Laravel.
Thực tế, mục đích của Laravel khi chúng được tạo ra năm 2011 là giúp các nhà phát triển có thể giải quyết được các tác vụ phức tạp một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, khung công tác này tập trung chủ yếu vào việc mã hóa các cú pháp linh hoạt, đơn giản.
Cách sử dụng tối ưu nhất giải pháp Laravel bao gồm:
- Các ứng dụng website phức tạp
- Các trang web động với hệ thống backend linh hoạt.
- Các nền tảng cần dựa trên tư cách thành viên để xử lý nhiều thông tin.
- Các trang web thương mại điện tử với quy mô lớn hơn 10000 sản phẩm.
Một trong những lợi thế quan trọng của Laravel là tính năng kiểm tra được đơn vị tích hợp cho phép kiểm tra nhiều lần. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp độ ổn định bổ sung cho các ứng dụng web hiệu quả. Thêm nữa, mô hình MVC giúp Laravel trở thành công cụ phát triển web có hiệu quả cao.
Có thể kết hợp Laravel và WordPress không?
Từ các dữ liệu so sánh Laravel và WordPress, có rất nhiều người đặt ra câu hỏi: “Có thể tích kết hợp Laravel và WordPress hay không?”
Câu trả lời mà GroupUpWork đưa ra là: ”Có”.
Laravel có thể kết hợp với WordPress và có thể duy trì cả hai giải pháp hoạt động cùng nhau. Bằng cách này, bạn có thể quản lý được bảng quản trị phụ trợ thông qua WordPress và giao diện cho người dùng thông qua Laravel.
Để có thể sử dụng kết hợp Laravel và WordPress, cách phổ biến nhất là sử dụng hybrid. Chúng là một tập hợp các lớp PHP lớn được gọi là Corcel. Corcel là một bộ sưu tập các mã nguồn mở được xây dựng dựa trên kỹ thuật Eloquent từ Laravel. Chức năng này có thể giúp các nhà phát triển có khả năng lấy được dữ liệu trực tiếp từ cơ sở dữ liệu của WordPress.
Khi tích hợp 2 giải pháp này, bạn có thể dễ dàng cân nhắc giữa Laravel và WordPress xem đâu là một giải pháp hữu ích. Từ đó có thể đưa ra quyết định muốn dựa vào WordPress CMS trong khi quản lý các tác vụ phức tạp trong Laravel là hoàn toàn hợp lý.
Tóm lại, tùy thuộc vào dự án hiện tại, bạn có thể so sánh Laravel và WordPress để thấy những ưu, nhược điểm của hai công nghệ này. Từ đó sẽ có thể tìm thấy sự phù hợp cho trang web, ứng dụng web, trang thương mại điện tử hoặc nền tảng kỹ thuật số chuyên dụng mà bạn đang xây dựng.
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp so sánh Laravel và WordPress trên nhiều phương diện. Chúng tôi mong rằng có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà phát triển trang web. Từ đó giúp các bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp cho trang web của mình.
Trân trọng!
ONETECH chúng tôi rất giỏi và nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các website và ứng dụng web thời gian ngắn với chi phí thấp bằng PHP ( WordPress / Laravel ). Website của chúng tôi hiện tại cũng sử dụng WordPress. Tại công ty chúng tôi, WordPress, Laravel là hai Framework/CMS chủ lực để xây dựng các website nội bộ cũng như cho khách hàng. Chúng tôi hỗ trợ tất cả các khâu phát triển website từ lập kế hoạch, thiết kế, SEO, phát triển, nâng cấp, vận hành và bảo trì.