Thiết bị Meta Quest 3 vừa ra mắt vào tháng 10.2023 gần đây. OneTech Asia cũng nhanh chóng có trong tay một chiếc kính Meta Quest 3 để nghiên cứu và triển khai các ý tưởng mới cho khách hàng của mình.
Tôi đã tiến hành thử nghiệm các tính năng thực tế tăng cường (AR) và thực tế hỗn hợp (MR) trên thiết bị vốn là bản nâng cấp của một thiết bị thực tế ảo (VR) thuần tùy này à so sánh chúng với HoloLens 2 vốn đang là sự lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng tương tác MR phức tạp hiện nay.
Sơ lược về HoloLesn 2 và Quest 3
Microsoft HoloLens 2 (bản nâng cấp của HoloLens 1) là một chiếc kính thực tế tăng cường (AR) được phát triển bởi Microsoft. Nó được phát hành vào năm 2019 và được coi là một trong những chiếc kính AR tiên tiến và đắt nhất trên thị trường. Với mức giá từ $3000 cho đến $5000, HoloLens 2 hướng tới khách hàng doanh nghiệp và các ứng dụng trong văn phòng, nhà máy, giáo dục và quân sự là chính.
Meta Quest 3 là một chiếc kính thực tế ảo (VR) được phát triển bởi Meta (trước đây là Facebook). Nó được phát hành vào 10.2023 và là phiên bản kế nhiệm của Quest 2. Quest 3 đang được đánh giá rất cao vì là sản phẩm mới nhất của Meta, công ty dẫn đầu hiện nay về mảng thiết bị XR trên thế giới. Tuy Quest 3 được sử dụng chủ yếu để chơi game VR và các trải nghiệm giải trí nhưng nó cũng hộ trợ rất tốt các tính năng AR/MR được cho là hoàn toàn vượt trội hơn so với HoloLens 2 vốn ra mắt từ 5 năm trước.
Đặc biệt là Meta Quest 3 giá chỉ khoảng $500, phù hợp với đông đảo người dùng từ cá nhân cho đến doanh nghiệp.
Tính năng VR
HoloLesn 2 không hỗ trợ VR nên Quest 3 sẽ hoàn toàn chiếm lợi thế.
Tính năng VR trên Meta Quest 3 được cải thiện đáng kể so với phiên bản tiền nhiệm Quest 2. Cụ thể, độ phân giải màn hình của Quest 3 là 2064×2208 pixel cho mỗi mắt, cao hơn 50% so với Quest 2. Điều này giúp mang lại hình ảnh sắc nét và chân thực hơn cho người dùng.
Ngoài ra, Meta Quest 3 cũng được trang bị chip Snapdragon XR2 thế hệ mới nhất, mang lại hiệu suất đồ họa cao hơn gấp đôi so với Quest 2. Điều này giúp các trò chơi VR trên Quest 3 có thể chạy mượt mà và đẹp mắt hơn.
Trong quá trình thử nghiệm, tôi đã chơi một số trò chơi VR trên Quest 3 tôi cảm thấy rất ấn tượng và khá thoải hơn so với Quest 2. Hình ảnh trong game rất sắc nét và chân thực, các hiệu ứng đồ họa cũng được xử lý rất mượt mà. Đặc biệt với “Half-Life: Alyx”, trò chơi này mang đến cho tôi cảm giác như đang lạc vào một thế giới thực tế ảo đầy sống động.
Tính năng AR/MR
Tính năng passthrough:
- Camera Passthrough (Quest 3): Được trang bị camera Passthrough cho phép người dùng nhìn thấy thế giới thực được thu qua các camera phía trước và chiếu lại trong màn hình bên trong. Có độ trễ khá nhỏ và độ mờ nhất định khi quan sát ở chế độ này nhưng có thể chấp nhật được.
- Native passthrough (HoloLens 2): Người dùng nhìn xuyên qua kính nên không có độ trễ cũng như không bị giảm chất lượng hình ảnh.
Human tracking:
- Hand tracking: Thao tác bằng tay trên Quest 3 được nhận diện nhanh và xử lý tương tác rất mượt trong khi HoloLens 2 có độ trễ khá lớn và thao tác bấm, kéo nhiều khi không được ghi nhận. Các thao tác tương đối nhanh thì cả hai thiết bị đều không thể xử lý kịp. Quest 3 có trang bị hai tay cầm (controler) cho trường hợp này, giúp các trải nghiệm tốc độ cao như chiến đấu, bắn súng hoạt động hoàn hảo.
- Eye tracking: HoloLens 2 có hỗ trợ tính năng này, nhưng có vẻ không quá hữu dụng. Quest 3 không hỗ trợ.
- Body tracking: Quest 3 xử lý tracking phần thân trên và vị trí chân thông qua việc mô phỏng khá tốt. Điều này đặc biệt hữu dụng trong các game nhập vai full body. Ngoài ra, Quest 3 cũng được tích hợp công nghệ AI để theo dõi chuyển động của người dùng một cách chính xác hơn. Điều này giúp các ứng dụng MR trên Quest 3 có thể hoạt động mượt mà và tự nhiên hơn. HoloLens 2 không hỗ trợ.
- Face tracking: Cả hai thiết bị đều không hỗ trợ. Theo tin đồn thì Apple Vision Pro có hỗ trợ tính năng này. Cũng như Eye tracking, tôi nghĩ nó cũng chưa quá hữu dụng hiện nay.
- Finger tracking: Quest 3 có hỗ trợ theo dõi một phần ngón tay các và ngón tay cái thông qua các cảm biến điện dung trên nút bấm controler.
Vùng nhìn thấy (FOV):
- HoloLens 2: Ai từng sử dụng HoloLens 2 sẽ rất bực mình vì tầm hiển thị Hologram luôn bị hạn chế trong một khu vực 29-43 độ. Các ứng dụng MR trên HoloLens 2 OneTech từng phát triển luôn phải tối ưu vùng nhìn và chỉ hiển thị các thông tin cần thiết nhất.
- Quest 3: Với góc nhìn 96-110 độ, đây là góc nhìn rất thoải mài và gần như bạn quan sát được mọi góc trong kính Quest 3. Không gian bố trí và thao tác cũng thoải mái hơn rất nhiều.
Các đánh giá khác
Một số đánh giá quan trọng khác, hầu hết ưu điểm đều thuộc về thiết bị Quest 3 mới ra mắt này:
- Chất lượng hiển thị: Với độ phân giải cao, tần số quét lớn, Quest cho trải nghiệm hình ảnh chất lượng và vượt trội hơn rất nhiều so với HoloLens 2.
- Độ thoải mái: Với thiết kế khá nhỏ gọn và nhẹ hơn, Quest 3 cũng cho trải nghiệm thoải mái hơn nhiều đặc biệt khi sử dụng trong thời gian dài.
- Mẫu mã và thiết kế: Phần này HoloLens 2 vượt trội hơn do thiết kế phong cách Business hơn là giải trí. Ngoài ra kính còn có thể mở lên trên khi không sử dụng để thoáng và dễ quan sát hơn.
- Giá cả: Với mức giá chỉ tầm $500, rẻ hơn HoloLens 2 gần chục lần, Quest 3 vẫn đang là chiếc kính VR phổ thông và được đông đảo người dùng nhất hiện nay·
- Phần cứng: CPU, GPU, Memory, Storage, sạch nhanh… Quest 3 đều hỗ trợ với các phần cứng cao cấp mới nhất hiện nay.
HoloLens 2 vs Quest 3 vs Magic Leap 2
Tính năng | Magic Leap 2 | HoloLens 2 | Meta Quest 3 |
---|---|---|---|
Giá cả | 3.299 USD | 3.500 USD | 499 USD |
Loại | Standalone AR | Standalone AR | Standalone VR |
Phát hành | Tháng 9.2022 | Tháng 11.2019 | Tháng 10.2023 |
Hệ điều hành | Magic Leap OS | Windows Mixed Reality | Meta Quest OS |
Phần cứng | Bộ xử lý AMD Zen 2 x86, RAM 12GB, bộ nhớ trong 256GB | Bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 850, RAM 12GB, bộ nhớ trong 128GB | Bộ xử lý Qualcomm Snapdragon XR2, RAM 12GB, bộ nhớ trong 256GB |
Màn hình | OLED, độ phân giải 1440 x 1120 pixel mỗi mắt, tốc độ làm mới 90Hz | LCD, độ phân giải 1440×936 pixel mỗi mắt, tốc độ làm mới 60Hz | OLED, độ phân giải 2064×2208 pixel mỗi mắt, tốc độ làm mới 120Hz |
FoV | 44° horizontal 53° vertical 70° diagonal | 43° horizontal 29° vertical 52° diagonal | 110° horizontal 96° vertical |
Trọng lượng | 260g | 556g | 515g |
Tracking | 6 DoF Eye tracking Hand tracking | 6 DoF + 4 cameras Eye tracking Hand tracking | 6 DoF + 4 cameras Body tracking Hand tracking Finger tracking |
Âm thanh | Âm thanh 3D | Âm thanh 3D | Âm thanh 3D |
Pin | 3,5 giờ | 3 giờ | 2.2 giờ |
Passthrough | Native passthrough | Native passthrough | Passthrough cameras |
Mục đích sử dụng | Doanh nghiệp, giải trí | Doanh nghiệp, giáo dục, giải trí | Giải trí, trò chơi, đa dụng |
Tạm kết
Trong quá trình thử nghiệm, tôi đã sử dụng Quest 3 để chạy một số ứng dụng MR cũng như các App và demo được đề xuất. Các ứng dụng này hoạt động rất mượt mà và tự nhiên hơn trên HoloLens 2 nhiều. Trong trường hợp Microsoft cẫn chưa có thông tin gì về phiên bản tiếp theo của HoloLens 2. Tôi nghĩ, nếu bạn đã và đang muốn phát triển các ứng dụng trên thiết bị này, nên cân nhắc thử với Quest 3 với hầu như dẫn đầu tuyệt đối về các ưu điểm.
OneTech Asia đã tham gia vào thị trường XR (VR/AR/MR) và phát triển ứng dụng cho rất nhiều thiết bị XR tân tiến nhất như HoloLens 1,2, Magic Leap 1,2, Nreal, Pico, HTC Vive, Oculus, Meta Quest 1,2,3… Chúng tôi có rất nhiều thành tích cũng như kinh nghiệm phát triển các phần mềm XR theo yêu cầu của khách hàng. nếu bạn đang có một ý tưởng hoặc nhu cầu xây dựng ứng dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường cho bất cứ lĩnh vực nào, xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay dưới đây nhé!